Bộ phận thường được sử dụng làm dược liệu của cây Hậu phác là phần vỏ ở thân cây. Theo Y Học Cổ Truyền, Hậu phác là loại dược liệu có tính ấm, vị cay và hơi đắng, không độc. Do vậy, hậu phác có tác dụng chữa các bệnh về tiêu hóa như khó tiêu, đau bụng, nôn mửa, táo bón.
Theo các nghiên cứu, thành phần hóa học được phát hiện trong cây hậu phác bao gồm: Bornymagnolol, Honokiol, Isomagnolola, Magnolola, Magnaldehyde, Magnocurarine, Obovatol, Randio, Salici Foline, Tetrahydromagnola.
Trong Y Học Hiện Đại, tác dụng của cây hậu phác được biết đến như sau:
+ Phòng ngừa viêm loét dạ dày;
+ Ức chế histamin làm co thắt tá tràng và tiết dịch ở dạ dày;
+ Kích thích ruột, cơ trơn khí quản;
+ Ức chế các loại vi khuẩn bao gồm trực khuẩn lỵ, liên cầu khuẩn tán huyết, liên cầu khuẩn phổi, tụ cầu vàng;
+ Một số tác dụng khác như giảm đầy hơi, hạ huyết áp, …